Doanh nghiệp hỏi:
Sắp tới, một công ty thực phẩm A do làm ăn thua lỗ nên có kế hoạch sẽ sát nhập vào công ty tôi. Vậy nên tôi xin được hoi luật sư cần có những thủ tục sát nhập công ty từ công ty A vào công ty tôi cần có những thủ tục và hồ sơ nào để sát nhập được thành công và nhanh chóng.
Luật sư trả lời:
Hiện nay, bên cạnh việc giải thể doanh nghiệp, có nhiều công ty lựa chọn hình thức sát nhập sang những công ty khác để nhận được hỗ trợ cũng như tìm được những giải pháp mới trong việc khôi phục lại sự phát triển của công ty, tránh dẫn đến tình trạng phá sản hoặc giải thể công ty. Việc sát nhập công ty được quy định trong Luật doanh nghiệp, cho các công ty sát nhập có được sự hỗ trợ trong quá trình làm thủ tục cần thiết.
Dưới đây là những thủ tục sát nhập công ty cho doanh nghiệp giải thể được quy định trong khoản 2, điều 153 của Luật Doanh nghiệp, theo đó:
- Các công ty cùng loại khi sát nhập vào một công ty khác chính là chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận và cúng như chấm dứt sự tồn tại của công ty được sát nhập.
- Các công ty liên quan trong vụ sát nhập cần chuẩn bị Hợp đồng, sự thảo Điều lệ công ty nhận sát nhập. Trong Hợp đồng cần có đầy đủ về thông tin công ty sát nhập: tên, địa chỉ trụ sở chính của cả hai công ty, điều kện sát nhập, giải pháp sử dụng lao động, chuyển đổi phần vốn, cổ phần, trái phiếu,….
- Các thanh viên Hội đồng công ty, Chủ sở hữu , Cổ đông của công ty nhận và công ty sát nhập đều phải thông qua hợp cồng sát nhập, Điều lệ công ty sát nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh cho công ty nhận sát nhập. Khi làm hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng phải được kèm theo Hợp đồng sát nhập để đảm bảo đúng qyt định.
- Các hợp đồng sát nhập của các công ty cần được thông báo cho chủ nợ, người lao động trước 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
- Ngoài ra, đối với những trường hợp công ty nhận sát nhập có thị phần từ 30% – 50% trên thi trường từ công ty sát nhập, trước khi thảo Hợp đồng sát nhập, cần thông báo tới cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến thành sát nhập ( trừ những trường hợp pháp luậ về cạnh tranh có những quy định khác). Mặt khác, theo quy định của Luật cạnh tranh, cấm công ty nhận sát nhập có thị phần trên 50% thị trường liên quan, trừ những trường hợp pháp luật về cạnh tranh có những quy định khác.
Như vậy, những thủ tục sát nhập các công ty được thực hiện theo từng bước để đảm bảo đúng quy định như những thủ tục giải thể công ty để đảm bảo giải thể thành công và nhanh chóng.
– Hồ sơ sát nhập công ty, doanh nghiệp
Để đảm bảo được sát nhập thành công, đúng quy định, doanh nghiệp có thể thực hiện làm hồ sơ sát nhập, tương tự như tính quan trọng khi làm hồ sơ giải thể doanh nghiệp đúng quy định.
- Hợp đồng sát nhập
- Biên bản hộp công ty về sát nhập
- Bản sao giấy phép đầu tư, giấy chững nhận đầu tư, giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp, của công ty bị sát nhập và công ty bị sát nhập
- Báo cáo quá trình thực hiện dự án để điều chỉ dự án.
Trên đây là những thông tin thủ tục về quá trình sát nhập công ty để đảm bảo đưa ra những giải pháp tốt cho công ty đứng trên bờ vực phá sản, giải thể doanh doanh để giúp duy trì được nhãn hiệu sản phẩm và khôi phục những công ty có khả năng phát triển.