Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp hoạt động với nhiều hình thức khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phẩn, doanh nghiệp liên doanh,… trong hệ thống kinh tế Việt Nam. Trong đó, chiếm đa số là những doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh là hình thức phổ biến ở nước ta. Do vậy, khi thực hiện giải thể doanh nghiệp cũng có những quy định giải thể khác nhau cho doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là một số hướng dẫn giải thể doanh nghiệp tư nhân cho các doanh nghiệp tham khảo để nắm được những quy định khác nhau khi giải thể.
– Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp hoạt động do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp và phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cũng là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định tất cả những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có quyền sử dụng lợi nhuận sau khi hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế, tài chính khác theo quy định của Pháp luật.
Do doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhật chủ doanh nghiệp là người quyết định cũng như điều hành công ty do vậy, doanh nghiệp tư nhân thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành doanh nghiệp, khả năng gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh di nguồn vốn khó khăn thường dẫn đến thất bại, thua lỗ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện giải thể doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp, tránh dẫn đến tình trạng phá sản.
– Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân
- Thông báo giải thể doanh nghiệp
- Thông báo về quyết định của Chủ doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp
- Bản danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán: gồm các khoản nợ thuế và nợ bảo hiểm xã hội
- Bản danh sách người lao động hiện có và quyền lợi của người lao động đã được giải quyế
- Bản xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản đã hoàn tất các khoản nợ Ngân hàng
- Xác nhận đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp theo quy định thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Xác nhận đã đóng mã số Thuế tại Cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sợ chính
- Công văn xác nhận của Cơ quan Công an về việc nộp và hủy con dấu; nếu chưa khắc dâu phải có xác nhận của Cơ quan Công an chưa khắc dấu
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (bản gốc) và đối với doanh nghiệp được thành lập trước 01/01/2000 cần phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần có báo cáo chi tiết về quá trình thực hiện giải thể doanh nghiệp, có cam kết thanh toán hết các khoản nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ giải thể doanh nghiệp hình thức tư nhân, Chủ doanh nghiệp cần nộp hò sơ tại Sở Kế hoạch – Đầu tư và thực hiện theo trình tự để được giải thể thành công. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ giải thể doanh nghiệp (https://luatsugioi.vn/giai-the-cong-ty-doanh-nghiep/dich-vu-giai-the-doanh-nghiep-uy-tin-nhanh-chong-chuyen-nghiep.html) chuyên nghiệp và nhanh chóng của Luật thống nhất để được trợ giúp về tư vấn và đại diện doanh nghiệp thực hiện giải thể nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Trên đây là những thông tin về giải thể doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật để giúp các chủ doanh nghiệp nắm được những bước giải thể nhanh chóng và thành công để hạn chế sự phát sinh những khoản nợ có thể tăng cao, đồng thời bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp.
Những văn bản pháp luật có thể tham khảo:
1/ Các Luật:
– Luật Doanh nghiệp 2005;
– Luật Đầu tư năm 2005;
2/ Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:
– Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.
– Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
– Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
– Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
– Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan khác.
3/ Các quyết định của UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư:
– Quyết định 84/2009/QĐ-UB ngày 01/7/2009 v/v ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Thành phố;
– Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 Về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
– Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội v/v ban hành danh mục thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
– Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội.
– Quyết định 595/QĐ-KH&ĐT ngày 28/10/2010 của Sở KH&ĐT Hà Nội về việc ban hành quy trình quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại Sở KH&ĐT Hà Nội.