Nước muối sinh lý là một mặt hàng khá cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn sản xuất nước muối sinh lý cung cấp cho người dùng thì cần phải đăng kí kinh doanh và xin những giấy phép cần thiết đúng với pháp luật. Công ty Luật thống nhất đã nhận được một câu hỏi từ phía một công ty sản xuất nước muối sinh lý, có hỏi về việc đăng ký kinh doanh sản xuất nước muối sinh lý, hôm nay chúng tôi xin được trình bày để cho mọi người cùng hiểu luôn về vấn đề này.
Câu hỏi
Chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước muối sinh lý có đặt một câu hỏi như sau:
Hiện tôi đang muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước muối sinh lý nhưng tôi đang không biết phải đăng ký kinh doanh ở đâu tại Hà Nội (vì công ty tôi định thành lập ở Hà Nội), và hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tôi cần chuẩn bị những gì? Ngoài ra, tôi cũng muốn hỏi thêm trong hồ sơ có cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Theo tôi được biết thì phải xin giấy đăng ký kinh doanh trước thì mới được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn, không biết có đúng không? Rất mong luật sư trả lời giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Giải đáp
Về câu hỏi của bạn, đội ngũ luật sư tư vấn luật của chúng tôi xin được giải đáp theo 3 vấn đề bao gồm:
Thứ nhất, đăng ký kinh doanh ở đâu tại Hà Nội.
Thứ hai, đăng ký giấy phép kinh doanh cần những giấy tờ gì?
Thứ ba, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm có cần có trong hồ sơ xin giấy đăng ký kinh doanh không?
Trước hết là việc nơi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước muối sinh lý.
Nếu bạn ở Hà Nội thì bạn hãy đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội để đăng ký giấy phép kinh doanh.
Bạn có thể tìm thấy địa chỉ nơi đăng ký thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng.
Tiếp theo, vấn đề thứ hai, hồ sơ đăng ký kinh doanh bạn cần phải chuẩn bị gồm có:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
– Dự thảo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty
– Danh sách thành viên (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn), cổ đông (nếu là công ty cổ phần)
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
– Chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm:
– Tên doanh nghiệp.
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có).
– Ngành, nghề kinh doanh.
– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
Về vấn đề thứ ba, suy nghĩ của bạn là hoàn toàn đúng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (https://luatsugioi.vn/dich-vu-xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-tai-ha-noi-2) được cấp sau giấy phép đăng ký kinh doanh, do đó sau khi bạn xin được giấy phép đăng ký kinh doanh thì mới tiến hành xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bạn cũng lưu ý là sau khi có giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp thì bạn cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ngay để đảm bảo sản phẩm mà các bạn cung cấp ra thị trường là đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, như thế vừa tạo được niềm tin từ phía người tiêu dùng vừa không bị các cơ quan chức năng hỏi thăm.
Hy vọng câu trả lời trên đã giải đáp được hết thắc mắc của bạn và phần nào giúp mọi người, những người quan tâm đến vấn đề này hiểu kĩ hơn. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ với công ty Luật thống nhất để được tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật.