Thành lập công ty bảo vệ cần những điều kiện gì và quy trình như thế nào sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các anh, chị khi có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực “bảo vệ” đầy hứa hẹn này.
Điều kiện thành lập công ty bảo vệ
Căn cứ Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1.Là doanh nghiệp.
2.Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này).
3.Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
Hồ sơ thành lập công ty bảo vệ
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
2. Dự thảo điều lệ của công ty;
3. Danh sách thành viên sáng lập đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
4. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn;
5. Bản sao bằng cao đẳng, đại học vủa người quản lý, giám đốc;
6. Các văn bản khác;
Quy trình thành lập công ty bảo vệ
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Các thông tin cần thiết bao gồm: lựa chọn loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty, xác định địa chỉ đặt trụ sở chính, xác định ngành nghề kinh doanh, xác định vốn điều lệ khi đưa ra kinh doanh, xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty…
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy từ theo điều 20 Nghị định 43
Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
Giai đoạn 4: Thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty
Theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
- Đăng ký kê khai thuế
- Đăng bố cao thành lập công ty
- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
- Làm thủ tục in hóa đơn