Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam luôn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, hợp tác tại Việt Nam để mang lại quyền lợi và giá trị lợi ích cho cả Việt Nam và các nước bạn. Trong các cuộc gặp xúc tiến đầu tư, các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn mong muốn được đón các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo các hình thức khác nhau. Vậy, có những hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nào?

Trong các cuộc gặp gỡ, xúc tiến đầu tư hay các chuyến thăm hữu nghị đến các nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn mong muốn nước bạn có những dự án đầu tư hợp tác tại Việt Nam. Đồng thời, các nhà lãnh đạo nước ta cũng hứa sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính và các điều kiện cần thiết nhất như địa điểm, nhân công… để các dự án hợp tác thành công nhất.

Chính từ những cuộc gặp mặt xúc tiến đầu tư và những quyết tâm của Việt Nam, số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm qua theo các hình thức đầu tư khác nhau.

cac-hinh-thuc-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam

Hình thức đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động của dự án tại Việt Nam. Khi quyết định tham gia đầu tư trực tiếp, các doanh nghiệp nước ngoài có thể chọn các hình thức đầu tư sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Các nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hoặc các công ty liên doanh. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể thành lập các tổ chức tín dụng, bảo hiểm, cơ sở dịch vụ y tế, khoa học, kinh tế, văn hóa… có đầu tư sinh lợi.

Đầu tư theo hợp đồng: Theo hình thức này, các nhà đầu tư có thể ký các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao- kinh doanh (BTO) hoặc hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT). Cụ thể các loại hình hợp đồng này như sau:

  • BCC là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư hợp tác, phân chia lợi nhuận mà không cần thành lập pháp nhân mới.
  • BOT, BTO, BT là hình thức đầu tư được ký kết giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.

Đầu tư phát triển kinh doanh: Trong hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư sẽ được mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh; đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường cho các công ty tại Việt Nam.

Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: Các doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Pháp luật.

Đầu tư theo hình thức mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

cac-hinh-thuc-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-1

Đầu tư gián tiếp

Khi đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia với hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà các nhà đầu tư không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, đầu tư. Các nội dung đầu tư cần được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định có liên quan.

Trên đây là các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng các thông tin trên giúp được bạn trong quá trình tìm hiểu luật đầu tư nước ngoài. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ văn phòng Luật Thống Nhất:

Unilaw

Tel:

Fax:

Email:

Internet:

Trụ sở:

59A, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

T. +84 (4) 3511 2081

F. + 84 (4) 3556 1527

C. + 84 (0) 9122 66811