Luật sư giỏi

Ưu – nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận cho cả 2 bên Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này cũng có 2 mặt lợi và hại. Vậy, Ưu điểm và nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Chúng ta sẽ phải đối mặt với những thách thức và đón nhận những cơ hội gì?

Việt Nam luôn tạo các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài có thể đến đầu tư, sinh lời tại nước ta. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể sẽ mang đến lợi nhuận nhưng cùng với đó, những thảm họa về môi trường sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư vào một nước khác. Cùng với đó, nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất… nhằm thu lợi nhuận.

uu-nhuoc-diem-cua-hinh-thuc-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-2

Ưu điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có một số ưu điểm như sau:

  • Không để lại gánh nợ cho Chính phủ mà nhà đầu tư đến đầu tư như ODA hay các hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu…
  • Các nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Đồng nghĩa với việc nước tiếp nhận đầu tư không phải chịu những điều kiện ràng buộc.
  • Việc liên doanh với các công ty, đối tác nước ngoài sẽ giảm rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp trong nước bởi trong tình huống xấu nhất, làm ăn thua lỗ thì các đối tác cùng chia sẻ rủi ro đó.
  • Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong đó có đầu tư trực tiếp sẽ giảm bớt rủi ro và gánh nặng cho các nước tiếp nhận đầu tư. Cùng với tiếp nhận vốn, các nước còn tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật, các phương thức quản lý tiên tiến… mang lại lợi nhuận.

FDI được coi là bước chuyển giao công nghệ với các nước tiếp nhận đầu tư bởi hầu hết các nước đó là các nước đang phát triển có trình độ công nghệ kỹ thuật kém, chưa hoàn thiện. Việc mở cửa chào đón các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển dựa trên chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, dịch chuyển vốn, lao động, công nghệ… Bên cạnh đó, tiếp nhận FDI, các nước sẽ không phải chịu quá nhiều các ràng buộc hoặc sức ép như các nguồn vốn ODA. Chính vì thế, hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp được khuyến khích, ưu tiên hơn các hình thức đầu tư khác.

Nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bên cạnh những ưu điểm trên, các nước tiếp nhận đầu tư FDI cũng phải đối mặt với các hạn chế:

  • Việc sử dụng quá nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc chủ quan huy động vốn trong nước dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể khiến nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó, cần điều chỉnh tỉ lệ vốn đầu tư sao cho cân đối với các điều kiện đầu tư nước ngoài vào Việt Namtránh tình trạng “sống nhờ” vào nguồn vốn nước ngoài.

uu-nhuoc-diem-cua-hinh-thuc-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-1

  • Nhiều công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh, bán phá giá làm các doanh nghiệp trong nước điêu đứng.
  • Có thể sẽ trở thành bãi rác của các nước đến đầu tư. Nếu việc kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ thì nước tiếp nhận đầu tư sẽ là nơi mà các nhà đầu tư “xả rác” với các loại thiết bị lạc hậu, công nghệ lỗi thời. Điều này gây thiệt hại rất nặng nề cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Làm chênh lệch mức sống giữa các vùng kinh tế, phân hóa giàu nghèo sâu sắc nếu không có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời.

Trên đây là một số ưu, nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc thì hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của Luật Thống Nhất để được hỗ trợ thêm.

 

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198