Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng do sự thuận lợi trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký đầu tư. Vậy, hiện nay hồ sơ để các nhà đầu tư tiến hành đầu tư tại Việt Nam gồm các loại giấy tờ nào?
Các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với hàng loạt các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, xúc tiến đầu tư. Cùng với đó, các thủ tục, hồ sơ đầu tư cũng được tinh giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và đơn giản để tiết kiệm thời gian, công sức cho các nhà đầu tư.
Hiện nay, hồ sơ đăng ký đầu tư thường bao gồm:
- Báo cáo năng lực tài chính của các nhà đầu tư. Nếu các nhà đầu tư là các tổ chức kinh tế thì báo cáo tài chính.
- Hợp đồng liên doanh nếu hình thức đầu tư là thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nếu hình thức đầu tư đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hợp đồng hợp tác kinh doanh thì cần hợp đồng.
- Các hồ sơ pháp lý cung cấp địa chỉ trụ sở chính và địa điểm để thực hiện các dự án đầu tư mà nhà đầu tư đầu tư muốn đặt tại Việt Nam.
- Giải trình các yếu tố kinh tế – kỹ thuật liên quan đến dự án như địa điểm đặt dự án đầu tư, quy mô, tổng vốn đầu tư, tiến trình thực hiện dự án, giải pháp và công nghệ bảo vệ môi trường như thế nào?…
- Giải trình các khả năng đáp ứng các điều kiện kinh doanh: quốc tịch pháp nhân, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hay gián tiếp
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên trong dự án đầu tư:
+ Nếu thành viên sáng lập là cá nhân: bản sao đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong thời hạn 3 tháng đối với một trong những loại giấy tờ: giấy quyết định thành lập, chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Điều lệ.
+ Nếu thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao có công chứng trong thời hạn 3 tháng có hợp pháp lãnh sự của một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân.
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (nếu nhà đầu tư là tổ chức) và bản sao có công chứng một trong các giấy tờ như CMND, hộ chiếu… của người đại diện.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu các ngành, nghề đầu tư mà Pháp luật quy định phải có vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề với các ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật yêu cầu.
Trên đây là hồ sơ đăng ký đầu tư được quy định khi nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam. Nếu khách hàng đang băn khoăn hoặc gặp khó khăn có thể liên lạc với dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của luatsugioi.vn để được hỗ trợ.