Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (merger and acquisitions, viết tắt là M&A) là hai khái niệm thường đi chung với nhau vì chúng có nhiều nghiệp vụ giống nhau. Trong một số trường hợp không có đủ thông tin để nhận định, việc phân biệt khá khó khăn. Nhưng nhìn chung, có thể phân biệt hai khái niệm này dựa trên những điểm chính.
1, Bản chất của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trước hết nằm ở việc xác định vị trí của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với nhau.
Một thương vụ được gọi là mua bán doanh nghiệp khi một công ty hay doanh nghiệp “thôn tính” được một công ty khác, mua lại nó và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Theo pháp lí thì công ty bị mua lại không còn tồn tại, chỉ còn bên mua tồn tại.
Một thương vụ gọi là sáp nhập doanh nghiệp nếu hai doanh nghiệp có cùng quy mô đồng thuận hợp lại thành một doanh nghiệp mới thay vì hoạt động và sử hữu riêng lẻ. Các công ty cũ đều không còn tồn tại, ngừng giao dịch trên thị trường.
Trên thực tế, tùy theo lợi ích mà các công ty hay doanh nghiệp gọi thương vụ của mình là mua bán hay sáp nhập dù bản chất của chúng có đúng như vậy hay không. Có thể một thương vụ mua bán sẽ được coi là sáp nhập và ngược lại một thương vụ sáp nhập cũng có thể công bố rằng đó là thương vụ mua bán. Sự phân biệt này thường được nhìn nhận từ sự hợp tác hay thù địch giữa các bên doanh nghiệp. Khi bên bị mua lại không muốn coi rằng mình đã bị thâu tóm, họ có thể nhận định rằng đây là thương vụ sáp nhập.
2, Yếu tố cần thiết để tiến hành mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Thông thường, chỉ thực hiện việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khi có các yếu tố nhất định khiến việc mua bán, sáp nhập này mang lại lợi ích cụ thể.
-Có sự đồng thuận: Một thương vụ mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp chỉ có thể diễn ra khi các cổ đông đồng thuận với đa số phiếu. Nếu không có sự đồng thuận cần thiết này, việc mua bán, sáp nhập không thể xảy ra.
-Tạo giá trị mới: Nguyên tắc cơ bản để tiến hành mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là việc đó phải tạo ra những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Giá trị của công ty, doanh nghiệp sau thương vụ M & A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai công ty, doanh nghiệp khi đứng riêng rẽ.
-Tạo ra được tính cạnh tranh: Những công ty mạnh tiến hành mua lại các công ty khác thường hướng đến tạo ra năng lực cạnh tranh cao hơn, hiệu quả vận hành và thị phần chiếm lĩnh lớn hơn cho công ty mới.
Giá trị mới hay khả năng cạnh tranh cao hơn, hay còn gọi là cộng hưởng sau mua bán, sáp nhập thường là kết quả mong đợi khi thực hiện thương vụ. Lợi ích chính là yếu tố đầu tiên và mục đích cuối cùng của các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, nó là nhân tố tạo nên sự đồng thuận hay bất đồng thuận trong các cổ đông của cả hai doanh nghiệp. Trước khi thực sự tiến hành một thương vụ, các bên sẽ tiến hành định giá doanh nghiệp để xác định xem thương vụ đó là có lợi hay không.Việc định giá chính xác là vô cùng quan trọng trong các thương vụ mua bán và sáp nhập này.
Các doanh nghiệp muốn tìm hiểu và được tư vấn cụ thể về cơ sở pháp lí hay những vấn đề liên quan đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, mời quý khách hàng liên hệ với Luật Thống Nhất:
Tel:
Fax:
Email:
Website:
TẠI HÀ NỘI
DĐ: + 84 (0) 912266811
Email: hai.nn@unilaw.vn
Phòng 1003, Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long,105 Láng Hạ,
quận Đống Đa, Hà Nội
ĐT: + 84 (4) 35112081
Fax: +84 (4) 35627527
Website: www.unilaw.vn
ĐỊA CHỈ TẠI NHA TRANG
Phòng 930, Tầng 9, Tòa Nhà Mường Thanh Khánh Hòa, số 4 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa
DĐ: 0914378626
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Lầu 3, tòa nhà aritime Bank Tower
180 -192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
DĐ: 0909458482