Xin chào luật sư!
Tôi muốn hỏi một việc như sau: Nhà tôi đã làm sổ đỏ với diện tích đúng theo đo đạc trong sổ đỏ. Giữa nhà tôi và nhà hàng xóm ông A có một tường hàng rào ngăn cách. Khi nhà ông A xây nhà đã phá tường rào để xây nhà mới. Tuy nhiên, nhà ông A đã lấn chiếm và xây nền móng trên đất nhà tôi tới 20cm. Tôi đã tìm cách hòa giải với nhà ông A nhưng không thành công. Trong lúc nóng giận, tôi đã đập vỡ tường đang xây của nhà ông A trên nền đất nhà tôi với 3 hàng gạch, khoảng 40 viên gạch. Thấy vậy, ông A đã gửi đơn tố cáo tôi với tội phá hoại tài sản nhà ông ấy để bắt tôi đền bù, những tôi không đền. Vậy tôi nên làm thế nào để nhà ông A buộc phải trả lại đúng diện tích đất cho nhà tôi và tôi có bị truy cứu tranh nhiệm khi đập tường nhà ông A không? Xin chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư trả lời:
Với vấn đề của bạn như trên, luật Thống Nhất xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Với diễn biến của tranh chấp đang diễn ra là trường hợp lấn chiếm đất đai đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi với chính là giải quyết tranh chấp về hàng xóm lấn chiếm đất đai. Trong đó, gia đình bạn là trường hợp bị lấn chiếm và nhà ông A đang là người lấn chiếm.Việc giải quyết vấn đề bị hàng xóm lấn chiếm đất đai sẽ được luật sư tư vấn pháp luật tư vấn về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai để bạn có thể nắm rõ và thực hiện theo trình tự để giải quyết và tránh tiếp tục bị lấn chiếm.
Ngoài ra, với việc bạn đập vớ tường gạch nhà ông A có thể được coi là phát hoại tài sản cá nhân và sẽ bị sử phạt theo quy định: phạt hành chính hoặc xử phát thành tội hình sự tùy theo giá trị của tường gạch có lên tới trên hai triệu đồng hay không.
Dưới đây sẽ là những phương hướng giải quyết tranh chấp đất đai
– Giải quyết bằng phương pháp hòa giải
Nhà nước và quy định của pháp luật luôn khuyến khích các tranh chấp giải quyết bằng con đường hòa giải để giữ được mối quan hệ hàng xóm cũng như không có những thủ tục pháp lý phức tạp ràng buộc. Luật Thống Nhất thấy được sự việc tranh chấp của bạn thì cả ông A và bạn đều sai khi ông A lấn chiếm đất thì bạn đã phá tài sản của bạn nên cả hai đều đã sai. Do vậy, giải quyết bằng đường hòa giải là tốt nhất khi ông A chấp nhận đưa hiện trạng đất trở về đúng theo đo đạc, bạn bồi thưởng giá trị tường gạch của nhà công A.
Bạn có thể tham khảo điều luật:
- Điều 202- Luật Đất đai 2013. Hòa giải tranh chấp đất đai
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Khí đó, các bạn có thể thực hiện hòa giải giữa hai nhà hoặc gửi đơn đến Ủy ban nhân dẫn cấp xã nơi có tranh chấp để giải quyết nhanh chóng thoe đường hòa giải.
Dưới đây là thông tin về tội phá hoại tải sản cá nhân và được quy định:
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bố sung 2009 quy định như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Do vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng biên pháp hòa giải sẽ là biện pháp tốt nhất để tránh bị phạt hành chính hoặc bị xử phạt hình sự khi phá hoại tài sản của nhà ông A.
– Giải quyết lấn chiếm đất đai bằng toà án nhân dân cấp huyện
Trong trường hợp các giải pháp hòa giải không thành công và Ủy ban nhân dân cấp xã cũng không thực hiện hòa giải thành công, hai bên có thể đưa khiếu nại của mình lên tòa án nhân dân cấp Huyện để thực hiện giải quyết tranh chấp bằng tòa án theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 203 Luật đất đai 2013:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”.
Ngoài ra, trong trường hợp của bạn, tòa án cũng sẽ giải quyết cùng với hành vi phá hoại tài sản của bạn đối với nhà ông A theo quy định về hành vi hủy hoại hay cố ý hủy hoại tài sản của công dân.
Trên đây là những tư vấn giải quyết tranh chấp khi bị hàng xóm lấn chiếm đất đai để giúp bạn biết làm gì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất đai để giúp bạn có được cách giải quyết tốt nhất.