Luật sư giỏi

Kinh doanh phụ gia thực phẩm cần những giấy phép gì

Phụ gia thực phẩm là một trong những mặt hàng được kinh doanh nhiều để phục vụ cho người tiêu dùng. Xung quanh vấn đề kinh doanh phụ gia thực phẩm có rất nhiều người khi mới bắt đầu hoặc có ý định kinh doanh mặt hàng thắc mắc là không biết kinh doanh phụ gia thực phẩm cần những giấy phép gì? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tìm hiểu qua trường hợp sau nhé!

Câu hỏi khách hàng:

Nhà tôi là nhà thuốc Đông Y. Nay tôi muốn kinh doanh mặt hàng phụ gia thực phẩm được làm từ đông dược ra toàn quốc thì cần những giấy phép gì? Và đăng kí những giấy phép đó ở đâu? Lệ phí là bao nhiêu? Rất mong luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

Giải đáp:

Về vấn đề bạn hỏi thì đội ngũ luật sư chúng tôi xin được giải đáp theo hai phần như sau:

Phần thứ nhất là kinh doanh phụ gia thực phẩm cần những giấy phép gì và đăng kí giấy phép ở đâu?

Phần thứ hai là Lệ phí đăng kí bao nhiêu?

kinh-doanh-phu-gia-thuc-pham-can-nhung-giay-phep-gi

* Giấp phép cần có và nơi đăng kí:

Phụ gia thực phẩm là mặt hàng có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ định đưa vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Theo quy định của Nhà nước, trước khi đưa ra lưu thông tiêu thụ trên thị trường thì chủ cơ sở đó phải làm thủ tục công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Nếu sau khi xét duyện, phụ gia thực phẩm đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm và được lưu hành tự do trên thị trường.

Để có được giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm thì bạn cần phải chuẩn bị những hồ sơ sau:

+ Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm gồm có:

– 1 Đơn xin công bố và lập hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm;

– 2 bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phụ gia thực phẩm;

– 2 bản sao Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phụ gia thực phẩm.

+ Hồ sơ công bố phụ gia thực phẩm gồm có:

– Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng;

– Bản vẽ quy trình sản xuất thực phẩm cơ sở;

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm của thực phẩm công bố;

– Mẫu có gắn nhãn;

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có);

– Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

Theo thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu).

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở)

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (https://luatsugioi.vn/dich-vu-xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-tai-ha-noi-2) cho Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.

* Lệ phí đăng kí:

Bạn phải nộp 1.650.000 đồng cho Cục an toàn thực phẩm bao gồm:

+ 1.500.000 đồng tiền thẩm xét hồ sơ.

+ 150.000 đồng phí cấp giấy tiếp nhận công bố nộp tại Cục vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu mình cần phải làm những gì để tiến hành kinh doanh phụ gia thực phẩm. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào cần giải đáp thì bạn hãy liên hệ ngay với công ty Luật thống nhất của chúng tôi nhé!

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198