Rượu là một sản phẩm không thể thiếu trong các buổi họp, liên hoan, trong các bữa ăn, bữa nhậu của các đấng mày râu. Nhu cầu người tiêu dùng cao nên cũng ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh rượu, có các đại lý lớn và cả những đơn vị bán lẻ. Vậy nếu muốn mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ rượu thì cần đáp ứng điều kiện gì và hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu gồm những gì? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ về vấn đề này nhé!
1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
– Thương nhân cửa hàng kinh doanh bán lẻ rượu có đăng ký kinh doanh mua, bán rượu.
– Có địa điểm kinh doanh rượu cố định, địa chỉ rõ ràng do Bộ công thương quy định.
– Có khu vực kinh doanh rượu riêng biệt, có kho dự trữ rượu bảo đảm những điều kiện về bảo quản chất lượng rượu, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu (thương nhân nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc của thương nhân bán buôn).
Phòng Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu đối với thương nhân kinh doanh trên địa bàn quận, huyện.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu (theo Mẫu tại Phụ lục 6 hoặc Phụ lục 9 kèm theo Thông tư 10/2008/TT-BCT);
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Phương án kinh doanh (đối với thương nhân kinh doanh bán buôn rượu), gồm các nội dung:
– Bản đánh giá quá trình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm trước đó, kèm theo bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các nhà cung cấp rượu (nếu đã kinh doanh).Trong bản đánh giá này bạn cần nên đầy đủ các số liệu tổng hợp về loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận;
– Kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu, thương nhân trình bày dự kiến kết quả kinh doanh cho năm tiếp theo; trong kế hoạch dự kiến này bạn cần nêu rõ: tên, địa chỉ của nhà cung cấp rượu sẽ mua, loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận;
– Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;
– Bảng kê danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán rượu (nếu có), mã số thuế, bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh rượu (nếu đã kinh doanh), địa bàn kinh doanh dự kiến;
– Hồ sơ về kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng), gồm:
+ Địa chỉ và khả năng chứa hàng của kho;
+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
+ Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho chứa rượu.
d) Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán buôn; Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán lẻ;
đ) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh (bán buôn hoặc bán lẻ rượu), gồm:
– Địa chỉ và mô tả khu vực kinh doanh rượu;
– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
– Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Các bước xin giấy phép bán lẻ rượu
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu thì đem nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế cấp Huyện. Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì Thương nhân sẽ nhận giấy biên nhận hồ sơ từ Công chức tiếp nhận hồ sơ. Còn nếu trong trường hợp bộ hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì làm theo hướng dẫn theo quy định.
– Phòng Kinh tế kiểm tra hồ sơ, xác minh nội dung và thành phần đăng ký; sau đó tiến hành kiểm tra và thẩm định địa điểm kinh doanh rượu lập thành biên bản thẩm định, nếu đủ điều kiện ký cấp Giấy phép kinh doanh rượu, phòng sẽ chuyển văn thư trả cho tổ chức, cá nhân và thu phí, lệ phí theo quy định. Nếu không đủ điều kiện thì phòng kinh tế sẽ trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết rõ lý do để làm lại theo quy định.
– Tổ chức, cá nhân nhận Giấy phép kinh doanh rượu tại Phòng Kinh tế. Tổ chức cấp giấy này là Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng cấp huyện.
Trên đây là những điều kiện và các loại giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu. Nếu còn vấn đề gì cần tư vấn thì các bạn hãy liên hệ với công ty tư vấn luật của chúng tôi nhé!