Về việc thành lập cơ sở sản xuất các mặt hàng thực phẩm đồ ăn, đồ uống, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến việc thành lập cơ sở cũng như các loại giấy phép cần có để cơ sở có thể hoạt động bình thường. Dưới đây là một ví dụ cụ thể mà một khách hàng đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, trong đó có liên quan đến giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Câu hỏi:
Gia đình tôi muốn đăng lý làm sữa chua để phân phối cho các tiệm tạp hóa và trường học, chúng tôi muốn đăng kí giấy phép để khi bán hàng, mọi việc được diễn ra thuận lợi, không bị phạt hành chính, đồng thời trong quá trình bán hàng, sản phẩm đăng tải được nơi sản xuất, cơ sở, date sử dụng. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn nơi đăng kí và các điều kiện có liên quan (nếu có). Và để thành lập cơ sở sản xuất sữa chua cần xin những loại giấy phép nào? Tôi xin chân thành cám ơn!
Giải đáp:
Câu hỏi của bạn, đội ngũ luật sư chúng tôi sẽ chia ra làm hai phần cụ thể như sau:
Thứ nhất là về thủ tục đăng kí thành lập cơ sở sản xuất sữa chưa
Thứ hai là về các loại giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất sữa chua
– Về thủ tục đăng ký thành lập cơ sở sản xuất sữa chua:
Nơi đăng ký: Nếu là hộ kinh doanh thì bạn đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có cơ sở sản xuất của gia đình. Còn nếu là doanh nghiệp thì bạn đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.
Thủ tục đăng ký:
Trước tiên cần hoàn thành đầy đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh.
+ Với hộ gia đình: (nếu là hộ kinh doanh) hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị Đăng kí kinh doanh cơ sở sản xuất sữa chua
Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Hợp đồng thuê nhà (nếu địa điểm kinh doanh là đi thuê) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu mặt bằng dự định tổ chức kinh doanh.
+ Hồ sơ đăng ký thành lập DN (nếu là hình thức doanh nghiệp) gồm có:
Giấy đề nghị Đăng kí kinh doanh
Dự thảo điều lệ (đối với hình thức Công ty TNHH, công ty cổ phần)
CMND bản sao của cá nhân/những cá nhân tham gia thành lập cơ sở sản xuất
Các thông tin cần có trong hồ sơ:
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm cơ sở sản xuất sữa chua
Ngành, nghề kinh doanh
Số vốn kinh doanhr
Tên đầy đủ, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình
Địa chỉ nơi cư trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình
Chữ ký
Tiếp theo, sau khi đã hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ bạn đem nộp tại nơi đăng kí đã nói ở trên.
Sau đó, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn trong vòng 5 ngày kể từ ngày bạn nộp giấy xin đăng ký kinh doanh nếu bạn đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:
+ Ngành, nghề kinh doanh của bạn không nằm trong danh sách các ngành, nghề kinh doanh bị cấm (sản xuất pháo nổ, súng, v.v.);
+ Tên hộ kinh doanh của bạn thoả mãn các yêu cầu về đặt tên doanh nghiệp; bạn đóng đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh;
+ Giấy xin đăng ký kinh doanh của bạn được điền đầy đủ và các giấy tờ kèm theo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp đầy đủ.
Bước tiếp theo, bạn đi đăng ký mã vạch:
Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc qua đường bưu điện.
– Về các loại giấy phép cần có cho cơ sở sản xuất sữa chua:
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Để có thể sản xuất sữa chua rồi phân phối cho các tiệm tạp hóa và trường học thì bạn cần phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (https://luatsugioi.vn/dich-vu-xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-tai-ha-noi-2) cho cơ sở sản xuất sữa chua.
+ Thủ tục công bố sản phẩm sữa chua
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc của mình, nếu còn băn khoăn thắc mắc nào khác thì các bạn cứ liên hệ với chuyên gia tư vấn luật của chúng tôi để được giải đáp nhé!