Luật sư giỏi

Có nên thành lập công ty TNHH hai thành viên để thực hiện hoạt động kinh doanh?

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 (“Luật Doanh nghiệp”) quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có những ưu, nhược điểm riêng tùy vào mục đích kinh doanh cá nhân, tổ chức lựa chọn mô hình phù hợp khi thành lập công ty. Qua việc phân tích dưới đây, bài viết sẽ làm rõ ưu, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên và nhà đầu tư có nên chọn thành lập công ty TNHH hai thành viên để kinh doanh.

Định nghĩa về công ty TNHH hai thành viên trở lên

Định nghĩa về công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”) hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

 

Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên có các đặc điểm sau:

  • Thứ nhất, số thành viên tối thiểu của công ty TNHH hai thành viên là hai thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Ưu điểm: Việc quy định giới hạn số thành viên như trên của công ty TNHH hai thành viên trở lên nhằm hạn chế sự tham gia quá nhiều của các thành viên khác vào hoạt động của công ty.

Nhược điểm: Quy định này dẫn đến việc huy động vốn của công ty TNHH hai thành viên bị hạn chế.

Nếu công ty TNHH hai thành viên trở lên muốn tăng số lượng thành viên, vượt quá 50, thì công ty phải chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

 

  • Thứ hai, thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.

Ưu điểm: Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

 

Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Đây là một đặc điểm quan trọng trong số những đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên mà bạn cần nắm vững.

Hình ảnh doanh nghiệp, hình ảnh sản phẩm, hình ảnh thương hiệu,.. đang được quan tâm rất nhiều, do đó mà nhiều đơn vị cung cấp chụp hình. Bạn hãy xem xét cụ thể dịch vụ, sản phẩm,… cần hình ảnh thế nào? thông điệp ra sao? và tham khảo Giá chụp ảnh quảng cáo nhiều nguồn để chọn được studio phù hợp.

 

 

 

  • Thứ ba, việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên rất chặt chẽ.

Ưu điểm: Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp. Khi chuyển nhượng vốn góp, quyền ưu tiên mua bao giờ cũng thuộc về các thành viên còn lại của công ty. Thành viên công ty TNHH hai thành viên chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết.

Nhược điểm: Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên người lạ muốn trở thành thành viên của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

 

  • Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Nhược điểm: Điều này dẫn tới việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần.

Theo điều 68 Luật Doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

1. “Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

a) Tăng vốn góp của thành viên.

b) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật này. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

 

Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thực hiện theo khoản 3, 4 Điều 68 Luật Doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

 

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  • Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
  • Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

 

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

 

Trên đây là những thông tin Pháp luật về công ty TNHH hai thành viên để các bạn tham khảo và đưa ra lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty.

 

 

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198