Đối với hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thì việc xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là bước không thể thiếu trước khi thành lập cơ sở của mình. Nhưng trên thực tế, không phải cơ sở nào cũng quan tâm tới việc xin loại giấy chứng nhận quan trọng này. Vậy không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo điều 24 của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành năm 2013 thì mức xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong ngành nghề kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
Khoản 1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
Khoản 2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
Khoản 3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;
Quy trình thực hiện tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty Luật Thống Nhất
Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của khách hàng. Cụ thể gồm:
+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
Bước 4: Tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất nhóm thực phẩm hoặc một thực phẩm đặc thù, các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện về trần, tường, nền,…
Mẫu giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Bước 5: Tư vấn và kết hợp với khách hàng để hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi việc chế biến, sổ lưu mẫu,…
Bước 6: Tư vấn giới thiệu các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 7: Tư vấn về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 8: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Bước 9: Đại diện khách hàng lên nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Bước 10: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định.
Bước 11: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
Bước 12: Đại diện khách hàng đi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại cấp giấy chứng nhận (nếu có).
THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 25 – 45 ngày làm việc.
Bạn xem thêm về việc giấy chứng nhận ATVSTP có thời hạn trong bao lâu tại (https://luatsugioi.vn/thoi-han-cua-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-la-bao-lau)
Như vậy việc xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như tuân thủ đúng yêu cầu của pháp luật đề ra.