Luật sư giỏi

Thủ tục nhập khẩu rượu gồm những gì?

Rượu là một mặt hàng rất hot hiện nay bởi vì rượu đóng vai trò quan trọng trong việc làm ăn, hợp tác. Các đối tác làm việc, giao lưu với nhau không thể nào không có rượu, hay trong các buổi liên hoan, đám cưới hỏi, giỗ…đều cần có rượu. Rượu thì có rất nhiều loại, có cả rượu trong nước và rượu nước ngoài được người tiêu dùng ưa chuộng. Thông thường thì loại rượu ngoại nhập được sử dụng nhiều làm quà tặng biếu hoặc dành cho những thành phần thượng lưu. Và các sản phẩm rượu đó có giá thành cao nên có nhiều đơn vị muốn nhập khẩu rượu về bán. Vậy quy trình thủ tục nhập khẩu rượu gồm những gì, có khó khăn không?

1. Xin giấy phép kinh doanh rượu

Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu (theo Mẫu tại Phụ lục 6 hoặc Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

c) Phương án kinh doanh (đối với thương nhân kinh doanh bán buôn rượu), gồm các nội dung:

– Đánh giá tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các nhà cung cấp rượu (nếu đã kinh doanh), trong đó nêu rõ: các số liệu tổng hợp về loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận;

– Dự kiến kết quả kinh doanh cho năm tiếp theo kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ của nhà cung cấp rượu sẽ mua, loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận;

– Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;

– Bảng kê danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán rượu (nếu có), mã số thuế, bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh rượu (nếu đã kinh doanh), địa bàn kinh doanh dự kiến;

– Hồ sơ về kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng), gồm:

+ Địa điểm và năng lực (sức chứa) của kho;

+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

+ Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho (để bảo đảm kho luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);

+ Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

d) Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán buôn; Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán lẻ;

đ) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh (bán buôn hoặc bán lẻ rượu), gồm:

– Địa chỉ và mô tả khu vực kinh doanh rượu;

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);

– Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

thu-tuc-nhap-khau-ruou-gom-nhung-gi

2. Làm công bố tiêu chuẩn chất lượng cho mặt hàng rượu

Sau khi đã xin được giấy phép kinh doanh rượu thì bước tiếp theo cần phải làm Công bố tiêu chuẩn chất lượng cho mặt hàng rượu mà bạn định nhập tại Cục VSATTP.

Sau đó bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Viện KNVSATTP quốc gia. (Căn cứ vào điểm 10 điều 1 Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 5/3/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS thì mặt hàng đồ uống, rượu và giấm thuộc diện phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định).

Đến hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định Thông tư 194/2010/TT-BTC

3. Xin giấy phép nhập khẩu rượu

Để có thể nhập khẩu được mặt hàng rượu từ nước ngoài về thì việc xin giấy phép nhập khẩu rượu là điều không thể bỏ qua.

– Quy định về xin giấy phép nhập khẩu rượu:

Rượu nhập khẩu bao gồm rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay và rượu dưới dạng bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.

Rượu nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành và thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định tại điều 15 của Nghị định này.

Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại điều 14 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Tư vấn xin giấy phép nhập khẩu rượu tại công ty Luật Thống Nhất:

Sau khi kí hợp đồng dịch vụ, bên công ty Luật sẽ tiến hành soạn hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu rượu cho khách hàng

Đại diện bên khách hàng sẽ lên Sở Công thương để nộp giấy phép nhập khẩu rượu

Đại diện bên khách hàng sẽ theo dõi hồ sơ và trả lời của Bộ Công thương, thông báo kết quả đã nộp hồ sơ cho khách hàng và giải quyết những vướng mắc (nếu có)

Đại diện bên khách hàng nhận Giấy phép nhập khẩu rượu tại Sở Công thương cho khách hàng.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc liên quan tới việc nhập khẩu rượu thì các bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn luật của chúng tôi nhé!

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198