Hệ thống pháp luật nước ta đã xây dựng cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhất định (quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 do Quốc hội ban hành và đi vào hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN do Bộ khoa học và công nghệ ban hành). Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến thời hạn và phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam để độc giả tham khảo.
Cơ chế và phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Khác với những nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ thông thường vốn chưa được đông đảo người tiêu dùng trên cả nước biết tới thì ngược lại những nhãn hiệu nổi tiếng như: SH (xe máy SH), Samsung (điện thoại di động Samsung), Hải Hà (bánh kẹo Hải Hà),….là những nhãn hiệu đã được dày công xây dựng trong một thời gian dài và hiện được rất nhiều người dân Việt Nam biết đến. Những nhãn hiệu nổi tiếng này bên cạnh việc mang lại lợi thế cạnh tranh và doanh số tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ lớn cho chủ sở hữu thì chúng còn có nguy cơ cao bị làm giả, làm nhái bởi các đơn vị kinh doanh khác, khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật giả và đồng thời gây thiệt hại cho chủ sở hữu thực sự. Do vậy, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã được pháp luật Việt Nam đề cập đến, tuy rằng còn chậm trễ so với thế giới.
Tại nước ta, cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng khác với bảo hộ nhãn hiệu thông thường ở điểm chủ sở hữu không cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mà chúng sẽ được bảo hộ dựa trên cơ sở đánh giá sử dụng thực tiễn. Khi có những tranh chấp về nhãn hiệu nổi tiếng thì chủ sở hữu phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu đó và đưa ra các tài liệu chứng minh được sự nổi tiếng của nhãn hiệu.
Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là toàn bộ hàng hóa, dịch vụ cùng hoặc không cùng loại với nhau. Những hành vi sử dụng dấu hiệu giống hoặc gần giống với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ (gồm cả loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại hay tương tự với hàng hóa, dịch vụ đã được pháp luật thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc/chủ sở hữu của hàng hóa, dịch vụ ) thì đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Trước đây (năm 1996) pháp luật nước ta cũng có đề cập đến nguyên tắc bảo hộ vô thời hạn đối với nhãn hiệu nổi tiếng (tức là việc bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng sẽ liên tục cho tới khi nhãn hiệu đó không được coi là nổi tiếng nữa). Nhưng hiện nay, không có bất cứ một quy định nào về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập đến trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.
Trong chiến lược bảo hộ thương hiệu của mình thì các doanh nghiệp đều hết sức quan tâm tới việc thực hiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của hàng hóa, dịch vụ mình đang kinh doanh nhằm tạo cơ sở pháp lý để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đến từ đối thủ. Pháp luật Việt Nam cần đưa ra những quy định cụ thể và khả thi hơn để giúp doanh nghiệp gặp thuận lợi trong quá trình thực hiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mình đã dày công xây dựng lên.
Mọi yêu cầu cần tư vấn, hỗ trợ liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ: