Luật sư giỏi

Phương thức đánh giá hợp quy và sử dụng dấu hợp quy theo quy định của pháp luật

Chứng nhận hợp quy một sản phẩm, hàng hóa nhất định là hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá và xác minh với cơ quan chức năng, người tiêu dùng hay đối tác sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp đó hướng tới cho sản phẩm, hàng hóa của mình.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin trình bày các phương thức đánh giá hợp quy và sử dụng dấu hợp quy theo quy định của pháp luật Việt Nam để quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhằm tạo thuận lợi trong quá trình làm giấy chứng nhận hợp quy và thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa của mình.

Có những phương thức đánh giá hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa nào?

phuong-thuc-danh-gia-hop-quy-va-su-dung-dau-hop-quy-theo-quy-dinh-cua-phap-luat1

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa

Trước khi có thể nhận được giấy chứng nhận hợp quy nhằm thể hiện sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đã đề ra cho sản phẩm, hàng hóa của mình thì doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đó tại một tổ chức chứng nhận do doanh nghiệp lựa chọn hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Có tất cả 8 phương thức đánh giá hợp quy và đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa nhất định sẽ được áp dụng một trong 8 phương thức này tùy theo quy định đề ra trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với chúng, cụ thể bao gồm:

Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;

Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường

Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;

Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.

Quy định về sử dụng dấu hợp quy

phuong-thuc-danh-gia-hop-quy-va-su-dung-dau-hop-quy-theo-quy-dinh-cua-phap-luat

Mẫu dấu hợp quy CR

Trước hết cần hiểu dấu hợp quy (CR) là gì? Dấu hợp quy được thể hiện dưới dạng biểu tượng với hình dạng, kích thước đã được quy định cụ thể và được trình bày trực tiếp lên sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp quy cũng như được cấp giấy chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hoặc được in trên bao bì/nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa đó tại vị trí dễ nhận thấy.

  • Doanh nghiệp phải đảm bảo việc đưa dấu hợp quy lên sản phẩm, hàng hóa theo đúng tỷ lệ, kích thước đã được quy định trong phụ lục I của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể phóng to, thu nhỏ dấu hợp quy, miễn là đảm bảo được tỷ lệ và kích thước cơ bản.
  • Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết bằng mắt thường.

Là công ty luật với nhiều năm hoạt động, có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật, chúng tôi cung cấp tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ làm giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa các loại trong thời gian sớm nhất, với hiệu quả cao nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tại địa chỉ:

Công ty Luật Thống Nhất
59 A, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: + 84 (4) 35112081
Fax: + 84 (4) 35561527
Email:

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198