Nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai tại Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong các năm tới. Theo đó các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cũng được mở ra nhiều hơn. Một trong những thủ tục cần thiết được pháp luật quy định là bất cứ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình nào cũng phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mới được đi vào hoạt động. Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi liên quan tới nơi cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai do một độc giả gửi đến.
Định nghĩa nước uống đóng chai
Một sản phẩm được gọi là “nước uống đóng chai” và được phép kinh doanh, đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải có các đặc điểm như sử dụng uống được trực tiếp, có thể chứa các khoáng chất và carbon dioxyd tự nhiên hoặc do nhà sản xuất bổ sung, đồng thời không chứa đường, chất tạo ngọt, chất tạo hương và bất kỳ chất hóa học nào khác.
Điều kiện an toàn thực phẩm mà các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần đáp ứng
Căn cứ theo Thông tư số 16/2012/TT-BYT do Bộ y tế ban hành năm 2012 thì những điều kiện liên quan đến an toàn thực phẩm mà các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai phải tuân thủ đúng bao gồm:
1. Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp sản xuất nước uống đóng chai: Tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các điều 1, 2, 3 và 4 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Các khu vực súc rửa chai lọ, khu vực sản xuất (lọc, khử trùng, chiết rót, đóng chai, dán nhãn, in hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm), khu vực bảo quản nước uống đóng chai phải được thiết kế và xây dựng theo nguyên tắc một chiều phù hợp với trình tự các công đoạn của dây chuyền sản xuất, bảo đảm tách biệt, tránh ô nhiễm chéo giữa các công đoạn hoặc khu vực khác.
3. Cơ sở sản xuất phải được xây dựng kiên cố, bề mặt tường và trần phải phẳng, sáng màu, dễ làm sạch; phần tường không thấm nước (bằng gạch men, kính, mê ca…) phải cao ít nhất là 2 mét; sàn nhà phẳng, thoát nước tốt, dễ vệ sinh.
4. Khu vực chiết rót nước uống đóng chai phải kín, tách biệt với các khu vực khác và được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí; có chế độ kiểm soát các thiết bị thường xuyên để đảm bảo luôn hoạt động tốt.
5. Nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất phải được làm vệ sinh thường xuyên; phải tổng vệ sinh cơ sở ít nhất 1 lần/Quý.
6. Có hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín; trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp phải được làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm, phù hợp với yêu cầu công nghiệ sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng.
7. Tiệt trùng, khử trùng sản phẩm nước uống đóng chai, khử trùng bao bì chứa đựng sản phẩm nước uống đóng chai bằng thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ tia cực tím và các công nghệ tiệt trùng, khử trùng khác không được làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sản phẩm.
8. Nơi bảo quản sản phẩm nước uống đóng chai phải khô ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh; khi vận chuyển phải được đặt trong các thùng chứa đảm bảo vệ sinh, không bị va đập, gây biến dạng hoặc dập vỡ.
9. Bao bì chứa đựng nước uống đóng chai phải là loại bao bì chuyên dùng cho thực phẩm, được đóng gói kín và có kích thước phù hợp để tránh làm ô nhiễm nước.
a) Các loại nắp chai và chai nhựa chứa đựng nước uống đóng chai có dung tích dưới 10 lít không được sử dụng lại; bình nhựa có dung tích từ 10 lít trở lên và chai thủy tinh có thể được sử dụng lại;
b) Tất cả các loại chai, bình sử dụng lần đầu hay sử dụng lại đều phải được làm sạch, diệt khuẩn, xúc rửa kỹ trước công đoạn rót chai trừ trường hợp bình sử dụng lần đầu được sản xuất theo công nghệ khép kín có diệt khuẩn;
c) Các loại chai, bình sau khi xúc rửa sạch phải được úp ngược xuống để tránh bụi bẩn, vật lạ rơi vào trong, trừ trường hợp chai được rửa bằng máy tự động; trước khi chiết rót phải tráng lại bằng chính nguồn nước đóng chai;
d) Đối với bao bì giấy, bên trong phải được tráng bằng vật liệu an toàn, không thấm nước và đảm bảo an toàn sản phẩm.
Nơi cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai
Nước uống đóng chai là mặt hàng thuộc sự quản lý của Bộ y tế. Cơ sở muốn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ y tế cấp thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP đầy đủ theo quy định và nộp tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm/Cục an toàn thực phẩm trên địa bàn. Sau khi thẩm xét hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận sẽ cử đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở.
=> Công ty Luật Thống Nhất cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai nói riêng và cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nói chung. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí về các thủ tục cũng như các giấy tờ liên quan và điều kiện cần đáp ứng để cơ sở được cấp loại giấy phép này. Với đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật, chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Xin vui lòng tham khảo thêm các bước quy trình cụ thể của gói dịch vụ tư vấn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của công ty Luật Thống Nhất tại đây.
Liên hệ: