Luật sư giỏi

Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ được người tiêu dùng quan tâm mà còn cả những cơ quan chức năng nhà nước để ý. Để đảm bảo an toàn trong vấn đề thực phẩm cung cấp tới người tiêu dùng hợp vệ sinh thì cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để chứng tỏ. Vậy những đối tượng, trường hợp nào cần thiết phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm? Nếu không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Những trường hợp nào thuộc diện cần có giấy chứng nhận VSATTP?

Vệ sinh an toàn thực phẩm (viết tắt là VSATTP) là điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm giúp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục nguy cơ về an toàn thực phẩm.

Đối tượng áp dụng: cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.

khong-co-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-bi-xu-ly-ra-sao.

Một ví dụ cụ thể:

Có một người ở Tp.HCM thắc mắc rằng bị quản lý thị trường phạt lỗi vì công ty không có giấy chứng nhận VSATTP trong khi đó chỉ là một tiệm tạp hóa chứ không phải là quán ăn, nhà hàng, kinh doanh ăn uống. Công ty chỉ chuyên bán hàng xuất khẩu với số lượng lớn chứ không phải bán lẻ.

Theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/4/2014 của UBND TP. HCM về việc ban hành Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Văn bản này quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP.HCM, bao gồm cả cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có kinh doanh thức ăn đường phố

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hiểu là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay, có địa điểm cố định, bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căn tin; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.

Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Hơn nữa, công ty này cung cấp những mặt hàng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy không phải nơi trực tiếp sản xuất ra, nhưng lại trực tiếp bảo quản và phân phối vì thế cần phải có giấy chứng nhận VSATTP.

khong-co-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-bi-xu-ly-ra-sao

2. Bị xử lý ra sao nếu không có giấy chứng nhận VSATTP?

Theo điều 23 của NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM thì nếu không có giấy chứng nhận VSANTTP sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn với các mức sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.

2. Xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng với các mức sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký kiểm tra để cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Buộc đăng ký kiểm tra để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Hy vọng qua những thông tin trên, những ai đang kinh doanh trong lĩnh vực thuộc diện phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì hãy tìm hiểu kĩ và đi đăng ký để tránh những thiệt hại hành chính.

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198