Luật sư giỏi

Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Bạn đang có ý định mở một nhà hàng hải sản cao cấp? Bạn muốn kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu tại Việt Nam hay muốn mở một cơ sở sản xuất nước uống đóng bình? Vậy thì việc xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là bước không thể thiếu giúp hoàn tất các yêu cầu pháp lý để việc kinh doanh đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đề ra.

Trong khuôn khổ bài tư vấn này, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc thường gặp về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà nhiều người hay gặp phải trong quá trình thực hiện xin cấp loại giấy chứng nhận này.

giai-dap-thac-mac-thuong-gap-ve-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham2

1.Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn trong bao lâu?

Trả lời: thời hạn của giấy chứng nhận ATVSTP là 03 năm kể từ ngày cấp.

2. Cơ quan quản lý nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Trả lời: Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ y tế được giao cho Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục an toàn thực phẩm thực hiện.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ nông nghiệp được giao cho Bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp, chi cục thú y, chi cục bảo vệ thực vật, chi cục quản lý lâm- nông- thủy- hải sản thực hiện.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ công thương do Bộ công thương, sở công thương thực hiện.

Lưu ý: tổ chức, cá nhân cần tìm hiểu cụ thể mặt hàng mình kinh doanh thuộc sự quản lý của Bộ nào và thuộc trách nhiệm cấp phép của đơn vị nào để tới đó xin giấy phép ATVSTP.

3. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị thu hồi trong trường hợp nào?

Trả lời: Loại giấy chứng nhận này sẽ bị thu hồi trong trường hợp:

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký;

+ Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

giai-dap-thac-mac-thuong-gap-ve-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham1

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ y tế

4. Việc kiểm tra sau cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thế nào?

Trả lời: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận:

+ Không quá hai lần/ năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận và có chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000 và tương đương của cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Không quá ba lần/ năm đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Điều kiện được cấp đổi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thế nào?

Trả lời: Việc cấp đổi chỉ được thực hiện trong trường hợp sau:

+ Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn;

+ Khi thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc/và đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hy vọng với những giải đáp trên của chúng tôi đã phần nào giúp các tổ chức, cá nhân nắm bắt cụ thể hơn việc xin cấp và sử dụng giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm một cách hiệu quả, đúng đắn nhất.

Vui lòng tìm hiểu thêm về dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của công ty Luật Thống Nhất tại: https://luatsugioi.vn/dich-vu-xin-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-nhanh-chong-uy-tin-2

Công ty Luật Thống Nhất
59 A, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: + 84 (4) 35112081
Fax: + 84 (4) 35561527
Email:

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198