Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là điều kiện để một cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ, ăn uống, cửa hàng…có thể hoạt động được. Giấy chứng nhận VSATTP cũng có thời hạn nhất định. Vậy thời hạn là bao lâu và có thể gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được không? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều 37 của luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Có thể gia hạn giấy chứng nhận VSATTP được không?
Theo Điều 37 của luật vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể gia hạn giấy chứng nhận VSATTP với điều kiện sau:
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Trình tự, hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Sở Y tế có thẩm quyền cấp
Thời gian nộp hồ sơ: Vào giờ hành chính các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).
Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho cá nhân, tổ chức.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Văn phòng Sở Y tế có thẩm quyền.
Hồ sơ mà công ty Luật nhắc bạn cần có bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
+ Bản mô tả quy trình chế biến (Quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
– Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu)
– Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) Trong hồ sơ phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Tốt nhất là các bạn nên để ý thời hạn của giấy chứng nhận VSATTP để khi gần hết hạn thì có thể gia hạn tiếp, khi đó quy trình gia hạn sẽ đơn giản hơn là cấp mới. Đặc biệt, tránh để trường hợp khi cơ quan chức năng kiểm tra lại không có giấy chứng nhận VSATTP, để biết được không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử lý ra sao thì các bạn có thể tham khảo qua bài viết (https://luatsugioi.vn/tu-van-luat/khong-co-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-bi-xu-ly-ra-sao.html)
Nếu cần tư vấn bất cứ vấn đề gì liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và những vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật thống nhất để được giải đáp nhé!