Luật sư giỏi

Có phải đăng ký dán nhãn năng lượng cho xe motor, ô tô?

Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam thì vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm là yêu cầu cấp bách cần đặt ra nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giảm ô nhiễm môi trường do việc khai thác nguồn nhiên liệu trong tự nhiên để chuyển hóa thành năng lượng gây ra.

Doanh nghiệp có phải đăng ký dán nhãn năng lượng cho xe motor, ô tô không?

co-phai-dang-ky-dan-nhan-nang-luong-cho-xe-motor-o-to

Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như xe motor, xe ô tô là những phương tiện tiêu thụ lượng nhiên liệu hóa thạch gồm xăng, dầu không hề nhỏ và do vậy là nguồn phác thải ra môi trường khí CO, HC, các oxit Nitor và bụi thải cũng như các độc tố khác ra môi trường, góp phần gây ô nhiễm không khí, gia tăng hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Đã có nhiều nước trên thế giới triển khai chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc hay quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho những phương tiện giao thông đường bộ này.

Tại Việt Nam, trong Thông tư số 51/2011/QĐ-TTg đã được thủ tướng chính phủ ban hành năm 2011 quy định cụ thể danh mục các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thì đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải, việc quy định dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc chỉ áp dụng đối với xe ô tô con loại từ 7 chỗ trở xuống và không áp dụng đối với xe motor. Do vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho xe motor.

Ngược lại, đối với các loại xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống dù được sản xuất, lắp ráp trong nước hay được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài về thì doanh nghiệp đều phải xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng do Tổng cục Năng lượng cấp (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) để thực hiện dán nhãn năng lượng cho các phương tiện loại này trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Cụ thể, tất cả các loại xe ô tô dưới 7 chỗ đều phải trải qua quy trình thử nghiệm mức hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và phải đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đã được cơ quan Nhà nước đề ra (tùy từng thời kỳ) thì mới được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

co-phai-dang-ky-dan-nhan-nang-luong-cho-xe-motor-o-to1

Về việc sử dụng nhãn năng lượng thì doanh nghiệp sẽ tự in nhãn năng lượng cho phương tiện xe ô tô được cấp, sau khi đã được cơ quan chức năng kiểm tra, xác nhận đúng quy cách. Trên nhãn năng lượng của xe phải có thông tin về loại nhiên liệu sử dụng, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe đã được kiểm nghiệm và công bố theo 3 mức: mức tiêu thụ nhiên liệu khi xe chạy trong đô thị, ngoài đô thị và chạy hỗn hợp trong đô thị và ngoài đô thị.

Đối với cách dán nhãn năng lượng cho xe ô tô thì nhãn năng lượng sẽ được dán lên mặt cửa kính bên trong xe và dán phía vô lăng, tại vị trí dễ nhìn thấy từ bên ngoài.

Dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng nhanh chóng – hiệu quả của công ty Luật Thống Nhất

Các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện xin giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị mình đang kinh doanh sẽ được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ làm hồ sơ và các thủ tục xin dán nhãn năng lượng một cách nhanh chóng – hiệu quả nhất với quy trình làm việc cơ bản như sau:

Bước 1: Khảo sát sơ bộ về tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc làm giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng của khách hàng. Cụ thể gồm:

+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu do khách hàng đề xuất.

+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng (điều kiện về giấy chứng nhận, giấy đăng ký, các thông số đặc trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị,….)

+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Bước 5: Đại diện khách hàng đi nộp Hồ sơ tại Tổng cục Năng lượng.

Bước 6: Hỗ trợ tiếp đón đoàn thẩm định.

Bước 7: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.

Bước 8: Đại diện khách hàng đi nhận giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc tư vấn khiếu nại từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).

THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: tối đa 10 ngày làm việc.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thêm thông tin chi tiết!

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198