Luật sư giỏi

Cần những loại giấy phép nào để được sản xuất kinh doanh Dấm ăn

Dấm ăn là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong quá trình chế biến các món ăn. Nhu cầu người dùng nhiều nên có nhiều cơ sở muốn sản xuất và kinh doanh dấm ăn. Nhưng họ còn thắc mắc là không biết cần những loại giấy phép nào để được sản xuất kinh doanh dấm ăn?

Để giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề này, để giúp các bạn có thể tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi nhất thì đội ngũ luật sư chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Để được sản xuất kinh doanh dấm ăn thì các bạn cần chuẩn đầy đủ những loại giấy tờ sau:

1. Giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất dấm

Để có thể sản xuất dấm ăn, đóng chai rồi mang ra thị trường tiêu thụ thì bạn cần phải công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Sở Y tế tỉnh/thành phố. Nhưng trước khi công bố thì bạn cần phải xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất dấm ăn.

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT thì Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

– 1 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– 1 Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

+ 1 Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở kinh doanh dấm ăn và các khu vực xung quanh;

+ 1 Bản mô tả quy trình chế biến cho sản phẩm dấm ăn.

– 1 Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hàng dấm ăn của cơ sở kinh doanh.

– 1 Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở kinh doanh dấm ăn và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh dấm ăn.

– 1 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm dấm ăn.

can-nhung-loai-giay-phep-nao-de-duoc-san-xuat-kinh-doanh-dam-an

2. Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Sở y tế tỉnh/thành phố

Hồ sơ cần chuẩn bị để công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dấm ăn bao gồm:

– Các giấy tờ công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP

– Kết quả kiểm nghiệm: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự) gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kĩ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

3. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

+ 1 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu)

+ 1 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;

+ 1 Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)

+ 1 Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

+ 1 Giấy xác nhận đủ sức khỏe, chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất , kinh doanh thực phẩm.

Lưu ý:

UBND quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, cấp GCN cho các cơ sở do quận, huyện cấp GCN đăng ký kinh doanh.

Sở Y tế TP tiếp nhận hồ sơ, cấp GCN cho các cơ sở được TP và trung ương cấp GCN đăng ký kinh doanh.

4. Hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ điều 16 của Luật Doanh Nghiệp thì hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

– 1 Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

– 1 bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

– 1 Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Trình tự đăng kí kinh doanh sản xuất dấm ăn:

Căn cứ Điều 15 (Luật doanh nghiệp) trình tự đăng ký kinh doanh như sau:

– Người thành lập cơ sở sản xuất dấm ăn nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thực phẩm dấm ăn.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập cơ sở sản xuất dấm ăn biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập cơ sở sản xuất dấm ăn nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.

Trên đây là những giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị để có thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm dấm ăn. Nếu cần tư vấn luật liên quan đến giấy phép kinh doanh các bạn hãy liên hệ với công ty Luật của chúng tôi nhé! Chúc các bạn kinh doanh thành công!

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198