Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cần thiết hàng ngày ngày một cao, vì thế mà ngày càng có nhiều người muốn mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh các loại thực phẩm tiêu dùng cần thiết cung cấp cho người dùng. Tuy nhiên, để cửa hàng tạp hóa có thể hoạt động bình thường, không bị cơ quan chức năng hỏi thăm thì cần phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ cũng như cần phải đăng kí kinh doanh. Vậy cần những loại giấy phép nào để có thể mở cửa hàng tạp hóa?
1. Giấy phép đăng kí kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể
Để cửa hàng tạp hóa có thể hoạt động bình thường thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là đi đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu là hộ gia đình mà không phải doanh nghiệp, một chuối doanh nghiệp thì bạn hãy đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục đăng ký như sau:
Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm cửa hàng tạp hóa.
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ cửa hàng tạp hóa;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu cửa hàng tạp hóa kinh doanh những mặt hàng như sữa, đồ ăn nhanh,… thì cần phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không những bạn không gặp phải trục trặc gì với cơ quan chức năng khi họ kiểm tra mà bạn còn tạo thêm sự tin tưởng từ phía khách hàng.
3. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm
Cửa hàng tạp hóa thường kinh doanh những mặt hàng liên quan đến thực phẩm vì thế cần phải chuẩn bị hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Bạn có thể tham khảo Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8-12-2005.
Trên đây là những giấy phép cần thiết để cửa hàng tạp hóa có thể hoạt động bình thường. Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn gì thì hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn luật của chúng tôi để được giải đáp nhé!