Luật sư giỏi

Tư vấn bảo hộ thương hiệu chuyên nghiệp – hiệu quả nhất

Trong một thế giới đang ngày càng trở nên “phẳng” hơn cộng với thông tin về việc hiệp định TPP đã được ký kết đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội lẫn thách thức mới. Thách thức mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã có thương hiệu của nước ngoài và việc xây dựng cũng như bảo hộ thương hiệu đang là điểm yếu của không ít doanh nghiệp trong nước.

tu-van-bao-ho-thuong-hieu-chuyen-nghiep-hieu-qua-nhat

Định nghĩa thương hiệu là gì?

Có nhiều định nghĩa đưa ra về thương hiệu và theo định nghĩa mà Hiệp hội marketing Hoa Kỳ đưa ra thì thương hiệu là: “Một tên, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất kỳ tính năng khác để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của người bán này với sản phẩm và dịch vụ của người bán khác. Một thương hiệu có thể xác định một sản phẩm, một chuỗi các sản phẩm, hoặc tất cả các mặt hàng của người bán”.

Đây là một định nghĩa tổng quát và có phần trừu tượng khi nói đến thương hiệu và để hiểu một cách cụ thể, đặt trong bối cảnh môi trường kinh doanh của Việt Nam thì có thể hiểu: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa đều là một trong các yếu tố cấu thành nên thương hiệu của doanh nghiệp.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa cũng là phản ánh doanh nghiệp đang thực hiện bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.

Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho hàng hóa, dịch vụ

Đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu mà doanh nghiệp đã dày công xây dựng là bước quan trọng, không thể bỏ qua để hàng hóa sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ tránh bị làm nhái hay bị nhẫm lẫn với thương hiệu của doanh nghiệp khác và là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp khi có sự tranh chấp về thương hiệu xảy ra.

Đã có những bài học nhãn tiền về sự chậm trễ trong việc tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam và tại nước ngoài.

Điển hình là nhãn hiệu “nước mắm Phan Thiết” đã không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngoài lãnh thổ Việt Nam kịp thời nên một công ty nước ngoài có trụ sở tại bang California (Mỹ) đã nhanh chân đăng ký bảo hộ cho thương hiệu “nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết” tại Mỹ và do đó theo quy tắc ai đăng ký trước, quyền sử dụng thuộc về người đó, dù “nước mắm Phan Thiết” hay “nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết” đều sẽ không phải là nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam trên đất Mỹ.

tu-van-bao-ho-thuong-hieu-chuyen-nghiep-hieu-qua-nhat2

(Mẫu đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu) – Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Có luật bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam không?

Thực tế thì trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 không đề cập đến thương hiệu mà chỉ đề cập đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và trên phương diện pháp lý thì chỉ có những đối tượng này là được pháp luật nước ta bảo hộ quyền sở hữu.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng do nhãn hiệu, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý là một trong các yếu tố của thương hiệu và tiếp cận trực tiếp nhất, thường xuyên nhất đến người tiêu dùng nên cũng có thể coi thương hiệu vẫn được Nhà nước ta bảo hộ (dù chưa đầy đủ).

Tư vấn bảo hộ thương hiệu chuyên nghiệp – hiệu quả nhất

Vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đang dần được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng hơn trong những năm gần đây.

Nhận biết được điều này, công ty Luật Thống Nhất đã cung cấp gói dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp với tiêu chí Nhanh chóng – Trọn gói – Tiết kiệm – Hiệu quả với các bước quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Tư vấn miễn phí một cách khái quát về các điều kiện, trình tự thủ tục liên quan tới bảo hộ thương hiệu;

Bước 2: Tra cứu bảo hộ thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đánh giá khả năng bảo hộ;

Bước 3: Ký hợp đồng với doanh nghiệp;

Bước 4: Tư vấn, hỗ trợ các thay đổi cần thiết (nếu có) liên quan đến chiến lược bảo hộ thương hiệu;

Bước 5: Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ và hợp lệ cho doanh nghiệp;

Bước 6: Nộp Hồ sơ, đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi quá trình thẩm định;

Bước 7: Nhận và bàn giao giấy chứng nhận cho doanh nghiệp hoặc tư vấn khiếu nại việc từ chối cấp giấy (nếu có);

Dịch vụ hậu mãi: Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề phát sinh liên quan tới thương hiệu đã được bảo hộ (bao gồm cả tranh chấp thương hiệu).

Mọi yêu cầu được tư vấn hay cung cấp thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

Công ty Luật Thống Nhất
59 A, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: + 84 (4) 35112081
Fax: + 84 (4) 35561527
Email: