Luật sư giỏi

Quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 (“Luật Doanh nghiệp”) tại khoản 13 Điều 4 định nghĩa: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Khi quyết định thành lập công ty thì mô hình công ty TNHH hai thành viên là loại hình doanh nghiệp được rất nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Pháp luật hiện hành có những quy định sau đây về việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên:

Theo khoản 1 Điều 48 Luật Doanh nghiệp thì “Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty

I. Loại tài sản góp vốn

Điều 35 Luật Doanh nghiệp quy định:

 

  1. “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn”.

II. Thủ tục góp vốn

  • Tài sản góp vốn vào công ty phải được tiến hành định giá và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Luật Doanh nghiệp.
  • Thời hạn góp vốn: Theo quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp thì thời hạn góp vốn được quy định như sau:

“2.Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.”

Xem thêm: Có nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên để kinh doanh không?

Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Vốn điều lệ của công ty;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;

e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

f) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

 

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty có thể tiến hành tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty được thực hiện theo cách thức và thủ tục quy định tại Điều 68 Luật Doanh nghiệp.

 

Trên đây là tất cả các Quy định Pháp luật về góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Luật Thống Nhất hân hạnh mang lại cho bạn những thông tin hữu ích!

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198