Các thủ tục mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đều cần được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp mới, công ty Luật Thống Nhất cung cấp cho khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn thực hiện các thủ tục sáp nhập doanh nghiệp chuyên nghiệp, đáng tin cây.
1, Các thành phần hồ sơ đăng kí doanh nghiệp sau sáp nhập
Theo điều 22. Nghị định 43/2010/NĐ-CP, doanh nghiệp sau sáp nhập, hợp nhất cần có hồ sơ đăng kí doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ đăng kí doanh nghiệp theo quy định tại chương V của Nghị định:
– Thông báo thay đổi ĐKKD
– Danh sách cổ đông/thành viên mới (nếu có thay đổi vốn, tỷ lệ góp) – kèm chứng thực tư cách của cổ đông/thành viên mới
– Chứng chỉ hành nghề (nếu bổ sung ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ
– Giấy tờ xác nhận vốn pháp định (nếu bổ sung ngành nghề có điều kiện vốn pháp định)
– Biên bản họp và Quyết định về việc thay đổi các nội dung ĐKKD.
Còn cần kèm theo hợp đồng sáp nhập theo quy định tại điều 153 Luật doanh nghiệp, biên bản họp của hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần bị sáp nhập về việc sáp nhập và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
Doanh nghiệp sau sáp nhập cần đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp mới và bố cáo chấm dứt hoạt động doanh nghiệp cũ. Hai việc này được thực hiện đồng thời với nhau và với việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan.
2, Quy trình thực hiện các thủ tục sau sáp nhập doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sau sáp nhập thực hiện các thủ tục sau sáp nhập doanh nghiệp theo Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
-Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và nhận Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ phòng ĐKKD này.
-Hồ sơ của doanh nghiệp được kiểm tra tính hợp lệ và nhập thông tin vào hệ thống tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng kí không đúng theo quy định, doanh nghiệp sẽ được thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản trong thời hạn năm ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
-Nếu quá thời hạn năm ngày làm việc mà doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3, Những lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng kí doanh nghiệp sau sáp nhập
-Làm hồ sơ hay thực hiện các thủ tục sau sáp nhập doanh nghiệp khá phức tạp và cần có sự bám sát thực tế hoạt động sáp nhập doanh nghiệp để cân đối phù hợp với các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.
-Toàn bộ các hoạt động sáp nhập doanh nghiệp đều bắt buộc phải thực hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp ban đầu. Những thủ tục này cần có sự tham gia phối hợp giữa các chuyên gia pháp lí và chuyên gia kế toán cùng thực hiện. Báo cáo tài chính khi thực hiện quyết toán thuế có thể cần xuất trình và đối chiếu với nội dung hồ sơ khi đăng kí kinh doanh.
Trên đây là những thông tin chung về việc thực hiện các thủ tục sau sáp nhập doanh nghiệp. Để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện những thủ tục đăng kí doanh nghiệp sau mua bán sáp nhập doanh nghiệp một cách đúng luật, chính xác, thuận tiện nhất, mời quý doanh nghiệp liên hệ với Luật Thống Nhất theo thông tin tại đây.