Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế
Căn cứ theo Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/08/2012 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng quản lý của Bộ y tế bao gồm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Những cơ sở này phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế trước và trong khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
Ngoại trừ những đối tượng sau không cần phải làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ
- Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt
- Cơ sở bán hàng rong.
- Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
- Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Nhà thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đạt GPP có kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Mẫu giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ y tế
Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty Luật Thống Nhất
Với nỗ lực mang lại dịch vụ có chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất bằng sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên của mình, công ty Luật Thống Nhất đã xây dựng quy trình tư vấn làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của khách hàng. Cụ thể gồm:
+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
Bước 4: Tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất nhóm thực phẩm hoặc một thực phẩm đặc thù, các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện về trần, tường, nền,…
Bước 5: Tư vấn và kết hợp với khách hàng để hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi việc chế biến, sổ lưu mẫu,…
Bước 6: Tư vấn giới thiệu các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 7: Tư vấn về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 8: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Bước 9: Đại diện khách hàng lên nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bước 10: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định.
Bước 11: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
Bước 12: Đại diện khách hàng đi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại cấp giấy chứng nhận (nếu có).
THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 25 – 45 ngày làm việc.
Công ty Luật Thống Nhất rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của quý khách hàng để chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.