Luật sư giỏi

Dịch vụ làm hồ sơ, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Nghị định phòng cháy chữa cháy số 79/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2014 nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy đã giúp các cơ quan chức năng cũng như người dân và các doanh nghiệp nắm bắt cụ thể các quy định của Nhà nước liên quan tới phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xây dựng cũng như phương tiện giao thông cơ giới tại Việt Nam.

CN-PCCC1.jpgdich-vu-lam-ho-so-thu-tuc-xin-giay-phep-phong-chay-chua-chay2

Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Theo đó, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định với từng đối tượng cụ thể sẽ có sự khác nhau nhất định. Sau đây, chúng tôi xin cung cấp nội dung chi tiết các điều kiện an toàn cần đáp ứng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được quy định trong Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Để được cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy trước khi đi vào hoạt động hay khi giấy phép phòng cháy chữa cháy đã hết hạn và cần cấp đổi mới thì các cơ sở sản xuất hay kinh doanh hàng hóa dịch vụ cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện gồm:

  • Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ được quy định tại Phụ lục ban hành kèm nghị định số 79/2014/NĐ-CP (ví dụ: cửa hành kinh doanh xăng dầu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, kho xăng dầu,….):

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

  • Đối với các cơ sở còn lại, thuộc diện quản lý về phòng và chữa cháy được quy định cụ thể tại Phụ lục I của nghị định thì cần thực hiện đảm bảo được đầy đủ điều kiện an toàn PCCC đã được xây dựng đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ ở trên, tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh cũng như tính chất hoạt động của cơ sở và phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng và chữa cháy được Nhà nước đề ra.

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy nhanh chóng cho doanh nghiệp

CN-PCCC1.jpgdich-vu-lam-ho-so-thu-tuc-xin-giay-phep-phong-chay-chua-chay1

Mẫu giấy chứng nhận nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy

Trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy thì doanh nghiệp cần hoàn thành được một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy đầy đủ với khá nhiều loại giấy tờ khác nhau cần chuẩn bị cùng với việc thực hiện các thủ tục cần làm tại cơ quan Nhà nước.

Để doanh nghiệp không phải mất thời gian lẫn tiêu tốn công sức đi lại thì dịch vụ tư vấn làm hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC của công ty Luật Thống Nhất đã đã ra đời với các bước quy trình cơ bản sau:

Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy chứng nhận PCCC của khách hàng, bao gồm:

+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu từ phía khách hàng.

+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC (điều kiện về phương án chữa cháy, làm biển cấm, biển báo, hệ thống chống sét, hệ thống báo cháy, chữa cháy, quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy,….)

+ Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp giấy chứng nhận PCCC

+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.

+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng

Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận PCCC cho khách hàng.

Bước 5: Đại diện khách hàng đi nộp Hồ sơ.

Bước 6: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.

Bước 7: Đại diện khách hàng đi nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy hoặc tư vấn khiếu nại từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).

THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 5- 7 ngày làm việc.

(Bài được đọc nhiều: dịch vụ xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy nhanh chóng https://luatsugioi.vn/luat-su-xin-giay-phep/dich-vu-xin-giay-chung-nhan-phong-chay-chua-chay-nhanh-chong-uy-tin-2.html)

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thêm thông tin và giải đáp các thắc mắc một cách cụ thể!

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198