Luật sư giỏi

Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền ở Việt Nam

Luật sở hữu trí tuệ (năm 2005) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (năm 2009) được Quốc hội Việt Nam ban hành tuy có hơi trễ so với nhiều nước khác trên thế giới nhưng cũng là điều đáng mừng đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu riêng cho mình để tạo chỗ đứng lâu dài trên thị trường. Theo đó, công ty Luật Thống Nhất đã giới thiệu tới các khách hàng của mình gói dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền ở Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả.

dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-doc-quyen-o-viet-nam

Như chúng tôi đã trình bày trong bài viết trước (độc giả xem tại: https://luatsugioi.vn/tu-van-bao-ho-thuong-hieu-chuyen-nghiep-hieu-qua-nhat), tuy Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không đề cập đến thuật ngữ “thương hiệu” nhưng xét về nội dung các khái niệm về thương hiệu được đưa ra thì những yếu tố được bảo hộ tại Việt Nam như: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp cũng là một phạm trù của bảo hộ thương hiệu dù chưa đầy đủ. Do đó, có thể coi thương hiệu của doanh nghiệp cũng được pháp luật nước ta bảo hộ trong phạm vi nhất định.

Tại sao cần phải bảo hộ thương hiệu độc quyền cho hàng hóa, dịch vụ?

Khi nhắc đến ô tô, nhiều người tiêu dùng nghĩ ngay đến Toyota là thương hiệu của hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản hay Ford là thương hiệu xe hơi nổi tiếng của Mỹ; nhắc đến nước uống có gas, người ta liên tưởng ngay đến 2 thương hiệu đình đám có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới là Coca-cola và Pepsi. Hay đơn cử như Phở 24 là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công việc nhượng quyền thương hiệu – góp phần đưa cái tên Phở 24 không chỉ được biết đến nhiều tại Việt Nam mà còn vươn ra ngoài biên giới.

Những cái tên chúng tôi liệt kê ra đây cũng mới chỉ phản ánh một phần thương hiệu mà chúng đại diện nhưng chắc chắn là những thương hiệu đó đều đã được đăng ký độc quyền và không thể sao chép, làm nhái theo mà không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia nhất định – nơi việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp đó có hiệu lực.

Có thể nói, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ là bước thủ tục cần thực hiện càng sớm càng tốt khi doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng thương hiệu riêng cho mình, ngay cả khi nó chưa xuất hiện hoặc mới xuất hiện trên thị trường và chưa được biết đến rộng rãi.

Tại Việt Nam, hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền có thể thông qua việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (gồm cả bảo hộ logo), bảo hộ tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,…cho hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền sẽ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp trước mọi hành vi sao chép, làm nhái thương hiệu của các doanh nghiệp khác, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm tổn hại uy tín cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam nhanh chóng – hiệu quả

dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-doc-quyen-o-viet-nam

Mẫu đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu – nhãn hiệu

 

Công ty Luật Thống Nhất cung cấp đến các doanh nghiệp Việt Nam và cả các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam gói dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu, hỗ trợ làm các thủ tục bảo hộ thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp với đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật Việt Nam. Quy trình làm việc cơ bản của chúng tôi như sau:

Bước 1: Tư vấn miễn phí một cách khái quát về các điều kiện, trình tự thủ tục liên quan tới bảo hộ thương hiệu;

Bước 2: Tra cứu bảo hộ thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đánh giá khả năng bảo hộ;

Bước 3: Ký hợp đồng với doanh nghiệp;

Bước 4: Tư vấn, hỗ trợ các thay đổi cần thiết (nếu có) liên quan đến chiến lược bảo hộ thương hiệu ;

Bước 5: Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ và hợp lệ cho doanh nghiệp;

Bước 6: Nộp Hồ sơ, đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi quá trình thẩm định;

Bước 7: Nhận và bàn giao giấy chứng nhận cho doanh nghiệp hoặc tư vấn khiếu nại việc từ chối cấp giấy (nếu có);

Dịch vụ hậu mãi: Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề phát sinh liên quan tới thương hiệu đã được bảo hộ (bao gồm cả tranh chấp thương hiệu).

Hãy liên hệ sớm với chúng tôi để được cung cấp thêm thông tin và được tư vấn tận tình nhất!

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198