Trong sự phát triển và cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp, công ty không có những bước đi đúng đắn để phát triển doanh nghiệp dẫn đến những thua lỗ trong kinh doanh, lỗ vốn, thiếu nguồn vốn khiến doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước có những quy định riêng về thủ tục giải thể công ty nhà nước.
Dưới đây là những hướng dẫn về những thủ tục, quy trình giải thể doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Pháp luật để đảm bảo đúng quy trình, đúng quy định về giải thể.
– Doanh nghiệp, công ty nhà nước bị giải thể trong những trường hợp nào
Đối với doanh nghiệp nhà nước có một hình thức quản lý riêng biệt, khác với những doanh nghiệp tư nhân, công ty tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước bên cạnh sự quản lý của Giám độc doanh nghiệp còn chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, những quyết định giải thể doanh nghiệp, hay quyết định tạm dừng hoạt động cũng như phá sản đều phải thông qua và được sự đồng ý của Cơ quan nhà nước.
Do vậy, khi một doanh nghiệp làm ăn thua lô hay nằm trong những doanh nghiệp phải xem xét giải thể dưới những quy định của Cơ quan nhà nước. Theo Thông tư Số04/2005/TT-BKH của Bộ Kế hoạch đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục giải thể công ty (https://luatsugioi.vn/giai-the-cong-ty-doanh-nghiep/thu-tuc-giai-the-cong-ty-co-phan.html) Nhà nước ngày 17 tháng 8 năm 2005 quy định như sau:
“a. Công ty nhà nước bị xem xét giải thể theo một trong các trường hợp quy định tại Điều 29 Nghị định số 180/2004/NĐ-CP.
b. Người đề nghị giải thể công ty nhà nước là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 30 Nghị định số 180/2004/NĐ-CP.
c. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc giải thể công ty nhà nước trong phương án tổng thể sắp xếp và phát triển các công ty nhà nước của Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Trường hợp công ty nhà nước bị đề nghị giải thể chưa có trong danh sách giải thể nằm trong phương án tổng thể sắp xếp và phát triển các công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người đề nghị giải thể công ty nhà nước gửi văn bản để nghị giải thể đến Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước và tổng công ty nhà nước do Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, công ty nhà nước độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Hội đồng quản trị (đối với Tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập) để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành.”
– Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhà nước
Khác với những thủ tục giải thể doanh nghiệp, thủ tục giải thể công ty cổ phần, những trình tự trong giải thể doanh nghiệp nhà nước, thủ tục giải thể công ty nhà nước sẽ được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể cũng như thành lập Ban thanh lý cũng như có một Hội đồng giải thể công ty, doanh nghiệp nhà nước riêng biệt.
Theo quy định và hướng dẫn của Thông tư Số04/2005/TT-BKH của Bộ Kế hoạch đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục giải thể công ty Nhà nước ngày 17 tháng 8 năm 2005 quy định:
“Sau khi có quyết định giải thể công ty nhà nước:
a. Công ty nhà nước bị giải thể phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định số 180/2004/NĐ-CP.
b. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban thanh lý để giúp Hội đồng giải thể trong việc lập phương án giải thể và thực hiện phương án giải thể công ty nhà nước sau khi phương án được phê duyệt.
c. Hội đồng giải thể:
– Thu hồi con dấu của công ty nhà nước bị giải thể để phục vụ việc giải thể.
– Lập phương án giải thể công ty nhà nước trình Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể công ty nhà nước phê duyệt.
– Tổ chức thực hiện giải thể công ty nhà nước theo phương án được phê duyệt.
d. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, sau khi kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể phải lập báo cáo về việc giải thể công ty nhà nước trình người quyết định giải thể công ty. Hội đồng giải thể nộp lại con dấu của công ty nhà nước bị giải thể cho cơ quan Công an theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu; nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD và bản sao hợp lệ quyết định giải thể công ty nhà nước cho Phòng ĐKKD cấp tỉnh, nơi công ty đã ĐKKD; đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo cáo địa phương trong ba số liên tiếp về việc kết thúc giải thể công ty nhà nước.
đ. Thời gian thực hiện giải thể công ty nhà nước không quá sáu tháng, kể từ ngày quyết định giải thể công ty có hiệu lực. Trường hợp đặc biệt được người quyết định giải thể công ty đồng ý bằng văn bản, thời gian giải thể công ty có thể kéo dài thêm không quá hai tháng.”
Trên đây là những quy định trực tiếp từ Luật Doanh nghiệp và những Thông tư bổ sung để có thể thực hiện thủ tục giải thể công ty nhà nước được nhanh nhất và đúng theo trình tự của pháp luật, theo quy định của Nhà nước.