Luật sư giỏi

Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, để giải thể các hình thức kinh doanh doanh nghiệp khác nhau, các doanh nghiệp cần nắm được những quy định về luật doanh nghiệp, quy định về giải thể doanh nghiệp, những quy định về hồ sơ hay thủ tục giải thể để doanh nghiệp có thể giải thể thành công. Trong đó, những thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu bởi hiện nay, đa số nhiều doanh nghiệp tư nhân lựa chọn hình thức giải thể để ngừng kinh doanh.

Để giúp các doanh nghiệp năm được những quy định về trình tự giải thể doanh nghiệp, Luật Thống Nhất sẽ đưa ra những hướng dẫn hoàn thành thủ tục để giúp doanh nghiệp có thể được giải thể nhanh chóng, tiết kiệm.

huong-dan-thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep-tu-nhan

Trình tự thực hiện giải thể doanh nghiệp tư nhân

– Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận ” một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư, địa chỉ: tầng 3 Nhà B10A – Khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bước 2: Cán bộ cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ về những giấy tờ cần có trong hồ sơ. Khi xác nhận hồ sơ đủ điều kiện để giải quyết tiến hành ghi Giấy biên nhận, và giấy hẹn đến lấy kết quả.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi kiểm tra, rà soát nội dung, nếu như đủ điều kiện sẽ thực hiện thông báo xóa tên doanh nghiệp, gửi các cơ quan có liên quan và trả kết quả cho doanh nghiệp tư nhân.

Để thực hiện đầy đủ các bước thủ tục, các doanh nghiệp tư nhân cần hoàn thiện bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân, sau đó tiến hành nộp đến cho cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp có thể tham khảo hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân.

2. Thời gian giải quyết hồ sơ, đưa ra thông báo

– Thời gian 07 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đến khi thông báo kết quả giải thể doanh nghiệp.

Trong thời gian này, các cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, những cơ quan phối hợp như Chi cục Thuế, Công an

Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, các doanh nghiệp cần chú ý đền vấn đề hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ với người lao động, thực hiện hoàn thành những khoản nợ Ngân hàng và trả dấu cho Cơ quan Công an. 

Sau khi hoàn thành những quy đinh, doanh nghiệp cần có Giấy xác nhận của các cơ quan đã thực hiện hoàn thành các nghĩa vụ về Thuế, nợ Ngân hàng để được tiếp nhận hồ sơ cũng như giải quyết hồ sơ nhanh chóng, thực hiện giải thể doanh nghiệp tư nhân thành công.

Trong quá trình giải thể, doanh nghiệp gặp những khó khăn trong quá trình hoàn thành hồ sơ, thủ tục đúng trình tự, doanh nghiệp có thể nhờ đến tư vấn hay sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp (https://luatsugioi.vn/giai-the-cong-ty-doanh-nghiep/dich-vu-giai-the-doanh-nghiep-uy-tin-nhanh-chong-chuyen-nghiep.html) của luatsugioi.vn để cso được sự trợ giúp nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất giúp doanh nghiệp giải thể thành công, trong thời gian đúng như quy định.

3. Căn cứ Luật

 Luật Doanh nghiệp 2005;
– Luật Đầu tư năm 2005;
2/ Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:
– Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.
– Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
– Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
– Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
– Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan khác.
3/ Các quyết định của UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư:
– Quyết định 84/2009/QĐ-UB ngày 01/7/2009 v/v ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Thành phố;
– Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 Về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
– Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội v/v ban hành danh mục thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
– Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội.
– Quyết định 595/QĐ-KH&ĐT ngày 28/10/2010 của Sở KH&ĐT Hà Nội về việc ban hành quy trình quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại Sở KH&ĐT Hà Nội.

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198