Luật sư giỏi

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) được Đảng và Nhà nước chú trọng và luôn tạo điều kiện tối đa để các công ty, doanh nghiệp đầu tư, làm ăn và sinh lợi tại nước ta. Chính nhờ những nỗ lực đó mà rất nhiều các dự án FDI đã thành công và mang lại hiệu quả, lợi ích cho cả 2 bên đối tác. Vậy, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là những hình thức nào?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tên gọi tiếng Anh là Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI. Đây là là hình thức đầu tư có thời hạn lâu dài của các tổ chức hoặc cá nhân vào các nước khác. Các cá nhân hoặc tổ chức đó sẽ nắm quyền quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh do chính mình thiết lập.

Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong đó có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp bao gồm các đặc điểm sau:

  • Đầu tư trực tiếp tức là di chuyển, vận động nguồn vốn, tiền, công nghệ và các tài sản từ nước này sang nước khác. Điều này đồng nghĩa sẽ làm tăng lượng tài sản của nước được đầu tư và giảm lượng tài sản của nước đi đầu tư.

hinh-thuc-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-2

  • Hoạt động đầu tư trực tiếp được thực hiện thông qua việc góp vốn để thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên kết kinh doanh giữa các công ty nước ngoài và công ty trong nước.
  • Khả năng kiểm soát, sở hữu nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc tỷ lệ thuận vào tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư đó. 
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, ít chịu ảnh hưởng của quan hệ chính trị giữa các nước.
  • Mục đích chính của đầu tư là lợi nhuận và lợi nhuận cao nhất có thể.
  • Nhà đầu tư trực tiếp điều hành và kiểm soát nguồn vốn kinh doanh.

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì đầu tư trực tiếp FDI có nhiều hình thức đầu tư đa dạng. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các loại hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài sau đây:

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:

  • Các nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam cho phép đầu tư 100% vốn để thành lập các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh…
  • Các doanh nghiệp này có thể hợp tác với nhau hoặc liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để hợp tác kinh doanh.

Thành lập tổ chức kinh tế liên kết, liên doanh với nhà đầu tư Việt Nam: 

  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể hợp tác với nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quy định của Pháp luật.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo cách trên được phép liên doanh với nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài để thành lập một tổ chức kinh tế mới.

hinh-thuc-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-1

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với các nhà đầu tư tại Việt Nam:

  • Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên liên doanh.
  • Trong quá trình đầu tư, các bên có thể thỏa thuận và lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban điều phối không phải tổ chức quản lý các bên liên doanh và các hoạt động, quyền hạn, trách nhiệm của ban này cần được thỏa thuận cụ thể.
  • Văn phòng phía đối tác nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng kinh doanh và theo Pháp luật.

Trên đây là các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hy vọng các thông tin này giúp ích cho quý khách khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ:

Unilaw

Tel:

Fax:

Email:

Internet:

Trụ sở:

59A, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

T. +84 (4) 3511 2081

F. + 84 (4) 3556 1527

C. + 84 (0) 9122 66811

luatsugioi
luatsugioi
Articles: 198